0966900220 ( Alo/Zalo ) 8h-22h ( cả Thứ 7, CN )

Chuẩn độ bền quân sự Mỹ là gì? Quy trình đánh giá tiêu chuẩn và một số phương pháp kiểm tra của tiêu chuẩn của máy tính đạt độ bền quân sự Mỹ

- Tin công nghệ
Chuẩn độ bền quân sự Mỹ là gì? Quy trình đánh giá tiêu chuẩn và một số phương pháp kiểm tra của tiêu chuẩn của máy tính đạt độ bền quân sự Mỹ
Trên thị trường hiện nay, khi đi mua máy tính chúng ta không còn xa lạ với khái niệm hay được nghe quảng cáo máy đạt Chuẩn độ bền quân sự Mỹ. Vậy thực chất chuẩn độ bền quân sự Mỹ là gì? Có thực sự “chuẩn’’ để được lấy làm thước đo cho chất lượng các máy tính mà đáp ứng nhu cầu của chúng ta đang cần? Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn hiểu rõ về khái niệm cũng như bản chất của chuẩn độ bền quân sự Mỹ.

Chuẩn độ bền quân sự Mỹ là gì? Quy trình đánh giá tiêu chuẩn và một số phương pháp kiểm tra của tiêu chuẩn của máy tính đạt độ bền quân sự Mỹ

 

 

 

Chuẩn độ bền quân sự Mỹ là gì?

 

Chuẩn độ bền quân sự Mỹ được viết tắt là “Mil-STD 810G’’ là một bộ tiêu chuẩn, thước đo được sử dụng để đánh giá về độ bền của các loại công cụ, dụng cụ, thiết bị và máy móc được sử dụng trên chiến trường. Đây là một bộ tiêu chuẩn chất lượng có tên cũ là Mil-STD 810 được xây dựng năm 1962, trải qua rất nhiều thay đổi theo thời gian, tới nay, tiêu chuẩn Mil-STD 810G đã được áp dụng rộng rãi cả với những thiết bị không phải sử dụng trong quân đội, nhưng nó cũng được coi như một thước đo cao nhất để đánh giá về chất lượng của thiết bị đó.

 

 


 

 

Các quy trình đánh giá của chuẩn độ bền quân sự Mỹ là gì?

Một thiết bị muốn đạt được chứng nhận đạt tiêu chuẩn độ bền quân sự Mỹ cần trải qua 3 bước sau: 

1. Giai đoạn nghiên cứu

Ở giai đoạn đầu tiên này, các thiết bị, máy móc cần đánh giá sẽ được nghiên cứu và đưa ra các yếu tố sẽ, có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ, vòng đời cũng như hiệu quả sử dụng của nó.

Sau đó liệt kê ra thành một danh sách các yếu tố cần thiết, quan trọng và thường xuyên nhất để tiến hành thử nghiệm trên sản phẩm.

2. Giai đoạn kiểm tra

Dựa vào danh sách các yếu tố tìm được ở giai đoạn 1, người ta sẽ áp dụng các phương pháp thử nghiệm tương tự các yếu tố đó để tác động trực tiếp lên “đối tượng”.

Phương pháp kiểm tra 528 được coi là bắt buộc với mọi thiết bị, còn các phương pháp khác có thể không. Có tất cả 28 phương pháp được coi là chủ yếu và được sử dụng như một tiêu chuẩn chung, nhưng tùy từng đối tượng và phương pháp mà danh sách này có thể thay đổi ít hơn.

Một điều cần nhấn mạnh khác là đa số các phương pháp này đều được thực hiện trong phòng nên đôi khi sẽ có một chút sai số nhỏ xảy ra trong vài trường hợp và trên vài thiết bị. Tuy nhiên, những quá trình này không chỉ được thực hiện một lần duy nhất, nên sai số có thể coi như không đáng kể

3. Giai đoạn kết luận

Tổng hợp kết quả và thống kê lại các mức độ ảnh hưởng đã được thực hiện trên đối tượng. Một bản trích ngắn chứa thông tin về việc thử nghiệm tại nhiều địa điểm, khu vực và điều kiện khác nhau sẽ được tạo ra và so sánh để đi tới quyết định xem, thiết bị được nghiên cứu có đủ chất lượng và đạt yêu cầu hay không?

Chuẩn độ bền quân sự Mỹ và các phương pháp kiểm tra

Đây là danh sách đầy đủ các biện pháp được áp dụng và thử nghiệm thực tế, tuy nhiên, như đã nói, tùy từng trường hợp và đối tượng khác nhau mà danh sách này có thể thay đổi.

Bạn có thể tham khảo qua để thấy được sự “khắc nghiệt” cũng như yêu cầu của tiêu chuẩn Mil-STD 810G này cao thế nào?

  • Thử nghiệm trong áp suất (thấp và cao)
  • Thử nghiệm với nhiệt độ cao
  • Thử nghiệm với nhiệt độ thấp
  • Thử nghiệm với chấn động
  • Thử nghiệm với chất độc, chất lỏng
  • Thử nghiệm dưới ánh nắng
  • Thử nghiệm với mưa
  • Thử nghiệm trong độ ẩm
  • Thử nghiệm với nấm mốc
  • Thử nghiệm với muối
  • Thử nghiệm với cát và bụi bẩn
  • Thử nghiệm trong bầu khí quyển
  • Thử nghiệm ngâm nước
  • Thử nghiệm gia tốc
  • Thử nghiệm rung động
  • Thử nghiệm âm thanh

Chuẩn độ bền quân sự Mỹ được áp dụng với máy tính

Với máy tính và các thiết bị ngoại quân đội “Chuẩn độ bền quân sự Mỹ” được kiểm tra bằng rất nhiều phương pháp nhưng 8 phương pháp sau đây là bắt buộc:

  • Áp suất thấp
  • Nhiệt độ cao
  • Nhiệt độ thấp
  • Mưa
  • Độ ẩm cao
  • Cát và bụi
  • Rung, chấn động
  • Rơi tự do (va đập, sốc)

 

 

 

Một số máy tính đạt  chuẩn độ bền quân sự Mỹ

Những thiết bị sau khi vượt qua những bài kiểm tra gắt gao này sẽ được nhận chứng chỉ “combat ready” hay “military grade”. Một số dòng, loại máy tiêu biểu có thể kể tới như các laptop workstation, laptop Dell precision…

Tổng kết lại có thể coi chuẩn độ bền quân sự Mỹ  Mil-STD 810G là mức cao nhất và tốt nhất để đánh giá một chiếc laptop.

Tuy nhiên, không phải cứ đạt tiêu chuẩn này là chúng ta có thể sử dụng vô tội vạ và máy không bao giờ hỏng. Nên chúng ta vẫn cần lưu ý bảo quản, bảo vệ tốt thiết bị của mình để tuổi thọ và chất lượng của thiết bị luôn là tốt nhất. 


Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá

0.28516 sec| 1875.391 kb